CPF là gì?. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp tại Singapore, việc hiểu rõ về quỹ CPF là vô cùng quan trọng. Không chỉ là một phần trong chính sách phúc lợi xã hội, CPF còn là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhân sự của doanh nghiệp bạn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về CPF, từ cách thức hoạt động, đối tượng và loại thu nhập cần đóng CPF, tỷ lệ đóng quỹ, cho đến những lợi ích mà CPF mang lại cho người lao động.

CPF là gì?
CPF là tên viết tắt của cụm từ Central Provident Fund, là Quỹ Phòng Xa Trung Ương được Singapore thiết lập từ tháng 7 năm 1955 nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động khi về hưu. CPF hoạt động dựa trên nguyên tắc đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động, với mục tiêu hỗ trợ người dân trong các lĩnh vực y tế, nhà ở, giáo dục, và nghỉ hưu.

Cách thức hoạt động của CPF
Mỗi tháng, một phần thu nhập của người lao động sẽ được trích ra để đóng vào quỹ CPF. Khoản đóng góp này được chia vào ba tài khoản chính:
- Ordinary Account (OA): Tài khoản dành cho nhu cầu nhà ở, giáo dục, và đầu tư dài hạn.
- Special Account (SA): Tài khoản tiết kiệm dành riêng cho hưu trí.
- Medisave Account (MA): Tài khoản phục vụ cho các chi phí y tế.
Khi đạt đến độ tuổi nhất định, CPF sẽ chi trả lại cho người lao động theo hình thức các khoản lương hưu hàng tháng hoặc các khoản hỗ trợ cụ thể. Nhờ đó, người lao động có thể an tâm về mặt tài chính khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu.
Những đối tượng và loại thu nhập nào cần đóng CPF
Người có trách nhiệm đóng CPF
CPF áp dụng cho cả công dân Singapore và thường trú nhân (Permanent Resident) đang làm việc tại Singapore. Các đối tượng cần đóng CPF bao gồm:
- Người lao động làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại Singapore.
- Người lao động từ 55 tuổi trở xuống: Tỷ lệ đóng góp CPF sẽ khác nhau dựa trên độ tuổi, với những người trên 55 tuổi sẽ có tỷ lệ đóng góp thấp hơn.
Các loại thu nhập phải đóng CPF
- Loại tài khoản OA/ Ordinary: Dành cho lĩnh vực bảo hiểm, nhà ở, giáo dục và đầu tư.
- Loại tài khoản SA/Special: Dành cho lĩnh vực đầu tư khi về hưu.
- Loại tài khoản MA/MediSave: Dành cho lĩnh vực y tế và bảo hiểm y tế các loại.
- Loại tài khoản RA/Retirement: Tự động tạo vào sinh nhật thứ 55 của khách hàng. Toàn bộ tiền tiết kiệm trong SA và OA sẽ được chuyển trực tiếp vào RA.

Tỷ lệ đóng CPF
Tỷ lệ đóng CPF có thể thay đổi theo độ tuổi của người lao động và mức lương của họ. Dưới đây là một số tỷ lệ đóng phổ biến theo quy định của CPF:
- Độ tuổi từ 55 trở xuống: Nhà tuyển dụng đóng tỷ lệ 17%, nhân viên có tỷ lệ 20% và tổng là 37%.
- Độ tuổi từ 55-60 tuổi: Nhà tuyển dụng đóng tỷ lệ 13%, nhân viên có tỷ lệ 13% và tổng là 26%.
- Độ tuổi trên 60 đến 65 tuổi: Nhà tuyển dụng đóng tỷ lệ 9%, nhân viên có tỷ lệ 7.5% và tổng là 16.5%.
- Độ tuổi trên 65: Nhà tuyển dụng đóng tỷ lệ 7.5%, nhân viên có tỷ lệ 5% và tổng là 12.5%.

Lợi ích của CPF của người lao động
Nếu là nhân viên làm việc tại Singapore, việc bạn đóng quỹ CPF đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bản thân. Điển hình như:
Đảm bảo tài chính cho tuổi già
CPF giúp người lao động Singapore tích lũy khoản tiết kiệm dài hạn, cung cấp nguồn thu nhập ổn định sau khi nghỉ hưu. Thay vì lo lắng về việc tiết kiệm từng khoản nhỏ lẻ, người lao động có thể an tâm với số tiền đã tích lũy được từ CPF, tạo điều kiện cho cuộc sống an nhàn và độc lập.
Hỗ trợ về y tế
Tài khoản Medisave trong CPF được sử dụng để thanh toán các chi phí y tế, bao gồm chi phí điều trị, phí bảo hiểm y tế MediShield Life và các khoản liên quan khác. Nhờ đó, người lao động có thể yên tâm hơn về việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình mà không cần phải lo lắng về chi phí lớn.
Tiện ích mua nhà ở
Tài khoản Ordinary Account (OA) cho phép người lao động sử dụng để thanh toán khoản vay mua nhà ở, giảm bớt áp lực tài chính khi sở hữu nhà riêng. Điều này giúp người lao động dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu an cư lạc nghiệp.
Đầu tư và phát triển tài chính cá nhân
Người lao động có thể sử dụng một phần quỹ CPF để đầu tư vào các sản phẩm tài chính như trái phiếu, quỹ tương hỗ và các loại chứng khoán khác. Điều này không chỉ giúp tăng trưởng tài chính cá nhân mà còn hỗ trợ các khoản lợi tức bổ sung cho tương lai.
Tóm lại, CPF là một chính sách tài chính quan trọng giúp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân Singapore. Bên cạnh mục tiêu tích lũy tài chính cho tuổi già, CPF còn mang đến những lợi ích thiết thực về y tế, nhà ở và cơ hội đầu tư.
Các nhà đầu tư cũng cần nắm rõ những quy định và tỷ lệ đóng góp của CPF, đặc biệt là khi làm việc và sinh sống tại Singapore. Việc hiểu rõ CPF không chỉ giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn mà còn mở ra nhiều cơ hội tối ưu hóa lợi ích cá nhân từ quỹ này.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về CPF là gì? Cách thức hoạt động của CPF cũng như những lợi ích mà CPF mang lại cho người lao động. Bạn hãy chủ động tìm hiểu và tận dụng CPF để xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định. Nếu cần tư vấn thêm về quỹ CPF tại Singapore, quý khách hàng vui lòng liên hệ với KTS theo địa chỉ sau để được chuyên gia giải đáp tận tình.