Tại Singapore, bên cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GST cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động tại quốc gia này. Việc hiểu rõ GST là gì sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tuân thủ theo đúng quy định pháp lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về thuế GST giúp bạn nắm rõ hơn về cách hoạt động và tầm ảnh hưởng của loại thuế này đối với doanh nghiệp.

Thuế GST là gì?

GST (viết tắt của Goods and Services Tax), hay còn gọi là Thuế Hàng hóa và Dịch vụ, là một loại thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Phương thức thu thuế này có cách thức hoạt động hiệu quả hơn và góp phần làm đơn giản hóa hệ thống thuế.

Thuế GST là gì
Thuế GST được áp dụng cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ tại Singapore

Trong GST, thuế không đánh vào một chủ thể cụ thể mà được áp dụng trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Một doanh nghiệp đăng ký GST sẽ phải chịu thuế khi mua các nguyên liệu để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ – đây được gọi là thuế đầu vào. Khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng, doanh nghiệp sẽ tính thêm một khoản thuế mà khách hàng phải trả khi thanh toán – đây là thuế đầu ra.

Trong quá trình khai thuế GST, nếu số thuế đầu ra lớn hơn số thuế đầu vào, doanh nghiệp sẽ cần đóng phần chênh lệch. Ngược lại, nếu thuế đầu vào cao hơn, doanh nghiệp có thể được hoàn trả phần thừa hoặc dùng nó để khấu trừ cho các kỳ sau. Tại Singapore, từ ngày 01/01/2024, thuế GST của đất nước này hiện đang ở mức 9%.

Đối tượng chịu thuế GST

Thuế GST ở Singapore áp dụng cho hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ, bao gồm các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ phổ biến, cụ thể:

  • Hàng hóa: Hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu, sản phẩm công nghiệp.
  • Dịch vụ: Dịch vụ tư vấn, dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch và lưu trú, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ vận tải.

Các loại hàng hóa và dịch vụ được miễn hoặc áp dụng thuế suất 0%

Tại Singapore, hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều thuộc diện áp thuế GST với mức thuế tiêu chuẩn 9%. Những sản phẩm này được gọi là hàng hóa và dịch vụ có mức thuế tiêu chuẩn (standard – rated supplies). Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ không áp dụng thuế GST:

Hàng hóa chịu thuế GST 0%:

  • Các mặt hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất GST 0%.
  • Các dịch vụ cung cấp cho thị trường quốc tế được tính thuế suất 0%.

Hàng hóa được miễn thuế GST:

  • Các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính.
  • Cung cấp mã thanh toán kỹ thuật số có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
  • Các giao dịch liên quan đến bất động sản nhà ở.
  • Nhập khẩu và cung cấp kim loại quý trong nước.

Yêu cầu đăng ký GST đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký thuế GST khi doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp trong 12 tháng qua đã vượt quá con số 1 triệu đô la Singapore, bắt buộc phải đăng ký GST. Tương tự, nếu theo kế hoạch kinh doanh, doanh thu trong 12 tháng tới dự kiến vượt mức này, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị đăng ký GST.

GST
Các doanh nghiệp đạt doanh thu từ 1 triệu đô la Singapore thuộc diện đóng thuế GST

Theo quy định, khi doanh thu chịu thuế vượt quá ngưỡng 1 triệu đô la Singapore, doanh nghiệp cần nộp đơn đăng ký GST trong vòng 30 ngày kể từ ngày đạt ngưỡng. Nếu không đăng ký kịp thời, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các hình thức phạt vì sự chậm trễ trong việc đăng ký và kê khai thuế.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tự nguyện đăng ký GST ngay cả khi doanh thu không đạt đủ mức yêu cầu. Việc này sẽ giúp bạn khấu trừ thuế đầu vào khi mua nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Lợi ích và hạn chế của việc đăng ký GST

Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Singapore, bạn có thể tự nguyện đăng ký GST cho doanh nghiệp, ngay cả khi không bắt buộc. Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn cần cân nhắc một vài lợi ích và hạn chế của việc đăng ký GST.

Lợi ích

  • Đăng ký thuế GST giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thể hiện quy mô và tính chuyên nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
  • Doanh nghiệp có thể khấu trừ thuế đầu vào cho các sản phẩm và dịch vụ, giúp giảm thiểu gánh nặng thuế.
  • Giảm phần chi phí thuế chuyển sang người tiêu dùng cuối cùng.

Hạn chế

  • Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định kê khai thuế và thủ tục hành chính, bao gồm lưu trữ và quản lý hồ sơ thuế.
  • Cần thuê kế toán viên có chuyên môn để xử lý các vấn đề về thuế, gây tốn thời gian và chi phí tài chính.
  • Khách hàng có thể cảm thấy không thoải mái khi phải trả thêm thuế, yêu cầu doanh nghiệp giải thích rõ về thuế GST để tránh mất khách hàng.

Quy trình khai báo và nộp thuế GST

Sau khi hiểu rõ về các ưu – nhược điểm của thuế GST, trong trường hợp bạn muốn thực hiện khai báo và nộp thuế GST cho doanh nghiệp, dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn hoàn tất các thủ tục này.

Quy trình khai báo thuế GST

Để đăng ký thuế GST tại Singapore, doanh nghiệp có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Xác định hình thức đăng ký GST là bắt buộc hay tự nguyện. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cần thiết cho quá trình đăng ký GST.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký.

Goods and Services Tax
Thủ tục khai báo thuế GST đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký GST qua hệ thống trực tuyến myTax trên website IRAS. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Doanh nghiệp cần phải có tài khoản CorpPass vì đây là phương thức duy nhất để giao dịch trực tuyến với cơ quan chính phủ Singapore.
  • Ngoài việc điền chính xác các thông tin đăng ký, doanh nghiệp còn cần phải đính kèm các tài liệu liên quan.
  • Các doanh nghiệp cần phải đăng ký GIRO – một phương thức thanh toán điện tử để thuận tiện cho việc thanh toán thuế.

Cách thức nộp thuế GST

Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký GST, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GST trên các hàng hóa và dịch vụ chịu thuế thông qua website IRAS. Cách thức thanh toán là sử dụng công cụ GIRO, qua tài khoản ngân hàng đã đăng ký tại Singapore.

  • Doanh nghiệp có thể tính thuế GST trên giá bán hoặc tích hợp giá bán đã bao gồm cả thuế GST.
  • Các công ty đã đăng ký GST cần thể hiện giá hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả thuế GST trong mọi hóa đơn hoặc báo giá.
  • Doanh nghiệp nên yêu cầu thuế đầu vào vào mỗi chu kỳ kế toán, căn cứ trên hóa đơn thuế hoặc giấy phép nhập khẩu.

Quy trình này giúp đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế và tránh các vấn đề pháp lý trong quá trình kinh doanh tại Singapore.

TKS hỗ trợ doanh nghiệp tại Singapore khai báo thuế GST 

TKS cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp thành lập tại Singapore trong việc khai báo thuế GST, giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định thuế. Dịch vụ của TKS bao gồm:

  • Giải thích chi tiết về luật thuế GST tại Singapore, bao gồm các quy định liên quan đến đăng ký, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế đầu vào.
  • Hỗ trợ xác định doanh nghiệp nằm trong diện bắt buộc đăng ký GST hay không.
  • Tư vấn về các thủ tục đăng ký và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho việc khai báo thuế GST.
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ khai báo thuế GST và đảm bảo mọi thông tin được thực hiện đúng quy trình.
  • Liên tục cập nhập thông tin về thuế GST mới nhất, giúp doanh nghiệp luôn nắm bắt được các thay đổi về luật thuế và hiểu rõ tác động của chúng.
  • Theo dõi tình trạng khai báo thuế GST của doanh nghiệp và thông báo khi có bất kỳ thay đổi nào.
  • Hỗ trợ khai báo và nộp thuế GST đúng thời hạn, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của chính phủ Singapore.

dịch vụ khai báo thuế cho doanh nghiệp tại singapore

Thuế GST là một phần quan trọng trong hệ thống thuế của Singapore, mang lại sự công bằng và minh bạch trong việc thu thuế giữa chính phủ và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về thuế GST là gì và những vấn đề xoay quanh loại thuế này.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ trong việc đăng ký và khai báo thuế GST tại Singapore, hãy liên hệ với TKS Consulting để nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Đánh giá